Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Lẫn lộn giấy ăn và giấy vệ sinh

Liên hệ: Mr. Lã Quang Bình (0168 572 2551 / Email: labinh1212@gmail.com)
Để có sản phẩm tốt bảo đảm sức khỏe và tiết kiệm.

Có một thực tế là hiện nay nhiều người dân bị lẫn lộn khi sử dụng giấy vệ sinh và giấy ăn. Các phân tích của chuyên gia ngành giấy sẽ giúp người dân hiểu và sử dụng giấy an toàn.

Tiêu chuẩn không có tính bắt buộc

Theo TS Đặng Văn Sơn, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật, Tổng Công ty Giấy Việt Nam, các loại giấy vệ sinh trên thị trường hiện nay khá đa dạng như giấy vệ sinh (toilet), giấy ăn (napkin), giấy lau mặt (facial), giấy lau bếp, lau đa năng (towel) rất ít. Trong đó, giấy vệ sinh chiếm 75% thị phần.

Hiện nay, nước ta đã có tiêu chuẩn cho giấy vệ sinh và giấy ăn. Nhưng các tiêu chuẩn trên không có tính bắt buộc. Về thành phần nguyên liệu thông thường bao gồm bột giấy mới chưa qua sử dụng, bột giấy khử mực và lề giấy vệ sinh, tức phần loại ra sau khi gia công thành phẩm giấy vệ sinh.

Phân tích kỹ hơn, một chuyên gia trong ngành giấy (xin giấu tên) cho hay, về nguyên tắc giấy ăn phải dùng nguyên liệu bột giấy sạch, tức bột mới sản xuất từ tre, gỗ... Trong quá trình sản xuất cho thêm hoá chất tăng độ bền ướt, chất làm mềm và màu. Các hoá chất này đều phải được phép sử dụng theo quy định quốc tế.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Sáng tạo “thế giới ngộ nghĩnh” từ lõi giấy vệ sinh với những ý tưởng DIY cực dễ

Với một chút sáng tạo, tưởng tượng và một chút khéo tay, bạn có thể tạo ra những nhân vật hoạt hình, động vật, đồ vật trông “cực yêu”, “cực nhộn” với lõi giấy vệ sinh đấy! vật hoạt hình, động vật, đồ vật trông “cực yêu”, “cực nhộn” với lõi giấy vệ sinh đấy! 

Dán giấy màu rồi gắn thêm tai, răng, vẽ mắt, mũi, miệng là bạn đã có hai chú thỏ "răng hô"

Cả sở thú trên bàn học luôn này! 

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Đằng sau nhãn hiệu giấy vệ sinh tái chế

Thử tưởng tượng cuộc sống không có giấy vệ sinh hay một sản phẩm giấy gia dụng nào đó mà chúng ta vẫn dùng đến hàng ngày. Chùi rửa, vệ sinh, hỉ mũi, tẩy trang… chúng ta dùng giấy thường xuyên mà không hề mảy may suy tính, bởi dường như nó đã trở thành một thói quen tiện lợi.



Có rất nhiều nhãn hiệu giấy vệ sinh trên thị trường nhưng phần lớn chúng chỉ thuộc sở hữu của một vài công ty – và sự độc quyền thị trường lại đang ngày càng lớn mạnh. Gần đây, hãng giấy SCA khổng lồ thông báo tiếp quản doanh nghiệp giấy châu Âu Procter & Gamble trị giá 512 tỉ euro, và bổ sung thêm các nhãn hiệu Charmin, Bounty và Tempo vào những sản phẩm giấy hiện có của công ty, bao gồm Velvet, Handy Andies, Wipe & Clean và Tork. Thông tin về vụ liên doanh này, báo chí còn tiếp tục đưa tin SCA dẫn đầu trong khảo sát của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) về 5 nhà sản xuất giấy hàng đầu, dựa trên việc thực hiện môi trường. 

Nhưng ngay trong ngành sản xuất giấy vệ sinh, dường như có sự lầm tưởng về mặt môi trường. Điều mà lĩnh vực gây quan ngại sinh thái khổng lồ này không nói tới là, mặc dù SCA được đánh giá là bền vững (sinh thái) hơn các công ty khác, nó cũng chỉ “đứng đầu” trong số ít những người tuân thủ, nắm giữ 46% khả năng sản xuất giấy bền vững, đúng tiêu chuẩn cho thị trường châu Âu. 

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Lịch sử thú vị của giấy vệ sinh


“Nhà tắm” của con người trong quá khứ thường phụ thuộc vào địa vị xã hội cũng như nơi ở của họ. Những người giàu có thường sử dụng vải len hoặc vải mềm dễ giặt, thay cho giấy vệ sinh. Người La Mã sử dụng bọt biển cắm vào một cái que rồi sau đó ngâm vào nước. Nếu nghèo khó hơn, người ta sẽ dùng cỏ, lá cây hoặc rơm rạ.


Ai đã tạo ra giấy vệ sinh

Người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra giấy, và họ cũng là những người đầu tiên sử dụng giấy vệ sinh vào thế kỷ VI sau Công Nguyên. Tuy nhiên, giấy vệ sinh chỉ thực sự phổ biến từ thế kỷ 14, khi đức vua triều Minh tiến hành sản xuất loại sản phẩm này.
Lịch sử thú vị của giấy vệ sinh
Người Trung Quốc phát minh ra giấy vệ sinh
Năm 1393, triều đình đặt làm tới hơn 720.000 cuộn giấy phục vụ cho mục đích lau rửa ngai vàng, mỗi cuộn giấy dài tới 60-90cm tương đương gần 70.000 km2.
Hoàng đế Hong Wu là người rất kỹ tính trong việc sử dụng giấy vệ sinh. Ông đã đặt 15.000 cuộn giấy siêu mềm và ướp thơm để sử dụng cho riêng mình.

Con người sử dụng những gì trước khi giấy vệ sinh ra đời?

“Nhà tắm” của con người trong quá khứ thường phụ thuộc vào địa vị xã hội cũng như nơi ở của họ. Những người giàu có thường sử dụng vải len hoặc vải mềm dễ giặt thay cho giấy vệ sinh. Người La Mã sử dụng bọt biển cắm vào một cái que rồi sau đó ngâm vào nước. Nếu nghèo khó hơn, người ta sẽ dùng cỏ, lá cây hoặc rơm rạ.

Một loại toilet cổ thời xưa

Lịch sử thú vị của giấy vệ sinh
Ở một số nơi trên thế giới việc “giải quyết” nhu cầu cá nhân thường diễn ra ở sông, suối và sau đó dùng tay và nước để vệ sinh. Vì vậy người Ấn Độ thường cho rằng hành động bốc thức ăn bằng tay trái là rất mất lịch sự vì tay trái thường được dùng để “vệ sinh” ngoài bờ sông.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Vì sao giấy vệ sinh luôn có màu trắng?


Không đơn giản là vấn đề thẩm mỹ hay vệ sinh, việc giấy vệ sinh có màu trắng là cả một câu chuyện đầy phức tạp với nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Giấy vệ sinh thật kỳ lạ. Mặc dù hầu như ngày nào chúng ta cùng dùng nó để bảo vệ một trong những phần nhạy cảm nhất của cơ thể, song chúng ta lại rất ít khi nghĩ về việc giấy vệ sinh đến từ đâu và được sản xuất như thế nào. Thêm một thực tế nữa có thể khiến bạn ngạc nhiên là giấy vệ sinh không được dùng phổ biến tại Mỹ cho đến đầu thế kỷ 20 và thậm chí còn muộn hơn ở nhiều nước.
Tại Mỹ, vào khoảng giữa thế kỷ 20, giấy vệ sinh có nhiều màu sắc khác nhau để"hợp gu" với cách trang trí phòng tắm. Thời kỳ hoàng kim của giấy vệ sinh nhiều màu là vào những năm 1970, và sau đó loại giấy màu sắc dần biến mất. Ngày nay, bạn hầu như không thể tìm ra nổi một cuộn giấy vệ sinh có màu sắc. Tại sao giấy vệ sinh lại luôn có màu trắng?
Vì sao giấy vệ sinh luôn có màu trắng?
Có một số nguyên nhân, nhưng một trong những lý do cơ bản khiến giấy vệ sinh có màu trắng, cũng như hầu hết toilet có màu trắng, đó là màu trắng trông sạch sẽ, vệ sinh hơn so với loại giấy màu nâu. Nếu giấy vệ sinh có màu nâu, liệu bạn có muốn dùng? Hay câu hỏi hợp lý hơn là, bạn có thích giấy vệ sinh có màu trắng hơn không? Các nhà sản xuất giấy vệ sinh, như Kimberly-Clark, đã cùng nhau lên tiếng để định đoạt gam màu trắng cho các cuộn giấy vệ sinh. Có thể, họ đã thực hiện các nghiên cứu marketing chuyên sâu để rút ra kết luận, giấy vệ sinh phải có màu trắng.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Hiểm họa từ giấy ướt dùng một lần


Giấy ướt dùng một lần hiện đang ngày càng phổ biến, do giúp người sử dụng tránh phải làm ẩm và giặt giũ như với vải truyền thống khi lau chùi. Đối với các bậc cha mẹ, chúng cũng là giải pháp tiện dụng khi vệ sinh cho trẻ.


Giấy ướt sử dụng một lần gây ảnh hưởng xấu tới môi trường

Hiểm họa từ giấy ướt dùng một lần
Trong vài năm trở lại đây, mọi người ngày càng ưa chuộng giấy ướt dùng một lần. Chúng trở thành món đồ hữu dụng cho nhiều mục đích, từ làm giẻ lau nhà bếp, nhà vệ sinh tới làm khăn lau rửa mặt, đôi tay hay khăn vệ sinh cho trẻ hoặc bàn phím máy tính và các đồ dùng khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện, chúng ta đang bắt môi trường phải trả giá đắt vì thói quen sử dụng giấy ướt dùng một lần.
Theo một báo báo cáo vừa công bố của Hiệp hội bảo tồn biển Anh, giấy ướt đang trở thành yếu tố gây ô nhiễm bờ biển phát triển nhanh nhất hiện nay. Các tình nguyện viên của hiệp hội đang đi thu gom giấy ướt bẩn bị vứt vương vãi trên các bờ biển với mật độ khoảng 35 tờ/km.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Thái Lan: Làm giấy bằng phân voi để bảo vệ môi trường

Nhiều người xem phân voi là chất thải. Còn anh Wanchai Asawawibulkij nhìn thấy đó là… giấy, và là cách giúp bảo tồn voi ở quê hương Thái Lan của anh.



Tuy là con vật biểu tượng quốc gia của Thái Lan, số lượng voi ở nước này đang suy giảm dần. Theo cục Du lịch Thái Lan, có khoảng 100.000 con voi ở nước này vào đầu thế kỷ 20 nhưng sang thế kỷ mới chỉ còn khoảng 4.000 con. Trong số này chỉ có chừng 1.500 voi rừng và số này mỗi năm giảm đi từ 5 đến 10%. 

Đấy chỉ là thông tin bổ túc. Bạn yên tâm, Lussy là sản phẩm giấy nguyên sinh làm từ cây gỗ.
Đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn và giá cả thì cực kì hợp lý.
Liên hệ: Mr. Lã Quang Bình (0168 572 2551/ Email: labinh1212@gmail.com)

Suốt lịch sử nước Thái, rất nhiều voi hoang được thuần hoá để giúp người khai thác gỗ, nhưng chính việc này lại góp phần làm voi tiêu vong khi môi trường sống hoang dã bị phá huỷ. Khi Thái Lan cấm khai thác gỗ để bảo vệ rừng từ năm 1989, voi “thất nghiệp” và sống trong điều kiện tồi tệ. Nhiều trung tâm bảo tồn và nuôi dưỡng voi được dựng lên để giúp những chú voi. 

Trung tâm Bảo tồn voi Thái Lan (TECC) ở Chiang Mai được thành lập năm 1993 để giúp gìn giữ số lượng voi bằng cách khai thác du lịch sinh thái. Số voi ở đây hầu hết là cựu “lâm tặc”.