Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Đằng sau nhãn hiệu giấy vệ sinh tái chế

Thử tưởng tượng cuộc sống không có giấy vệ sinh hay một sản phẩm giấy gia dụng nào đó mà chúng ta vẫn dùng đến hàng ngày. Chùi rửa, vệ sinh, hỉ mũi, tẩy trang… chúng ta dùng giấy thường xuyên mà không hề mảy may suy tính, bởi dường như nó đã trở thành một thói quen tiện lợi.



Có rất nhiều nhãn hiệu giấy vệ sinh trên thị trường nhưng phần lớn chúng chỉ thuộc sở hữu của một vài công ty – và sự độc quyền thị trường lại đang ngày càng lớn mạnh. Gần đây, hãng giấy SCA khổng lồ thông báo tiếp quản doanh nghiệp giấy châu Âu Procter & Gamble trị giá 512 tỉ euro, và bổ sung thêm các nhãn hiệu Charmin, Bounty và Tempo vào những sản phẩm giấy hiện có của công ty, bao gồm Velvet, Handy Andies, Wipe & Clean và Tork. Thông tin về vụ liên doanh này, báo chí còn tiếp tục đưa tin SCA dẫn đầu trong khảo sát của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) về 5 nhà sản xuất giấy hàng đầu, dựa trên việc thực hiện môi trường. 

Nhưng ngay trong ngành sản xuất giấy vệ sinh, dường như có sự lầm tưởng về mặt môi trường. Điều mà lĩnh vực gây quan ngại sinh thái khổng lồ này không nói tới là, mặc dù SCA được đánh giá là bền vững (sinh thái) hơn các công ty khác, nó cũng chỉ “đứng đầu” trong số ít những người tuân thủ, nắm giữ 46% khả năng sản xuất giấy bền vững, đúng tiêu chuẩn cho thị trường châu Âu. 

Theo khảo sát năm 2006 của WWF “Xếp hạng các hãng giấy lớn” (Scoring of the Tissue Giants), hầu hết các sản phẩm giấy lụa ở các cửa hàng hiện nay được làm từ tơ tinh khiết và không có thành phần tái chế. Ở châu Âu, năm nhà sản xuất giấy “khổng lồ” – Georgia Pacific, Kimberly- Clark, Metsä Tissue, Procter & Gamble và SCA – những hãng cung cấp khoảng 75% giấy ở thị trường châu Âu, đang sản xuất các sản phẩm tái chế ở mức thấp đáng báo động. 

Tổ chức Hòa bình xanh đã tham gia chiến dịch “Kleercut” chống lại Kimberly-Clark, nhà sản xuất các nhãn hiệu như Andrex and Kleenex. Chiến dịch kêu gọi Kimberly-Clark sử dụng sợi tơ tái chế cho những sản phẩm của họ, mặt khác, người ta nói rằng công ty này đang “phá sạch những khu rừng nguyên sinh” một cách dễ dãi. 

Giấy tái chế có bảo vệ môi trường không? 

Mỗi người châu Âu sử dụng 13kg giấy vệ sinh mỗi năm, tương đương với 22 tỷ cuộn giấy trên toàn châu Âu hàng năm. Giấy tái chế có khả năng giúp tiết kiệm rất nhiều cây xanh. Giấy tái chế cũng góp phần giảm tiêu thụ năng lượng. Sản xuất giấy tái chế tiêu tốn ít hơn 28-70% năng lượng so với sản xuất giấy tinh khiết, và dùng ít nước hơn. Với mỗi tấn giấy tái chế, tiết kiệm được 30.000 lít nước, 3.000-4.000 kWh điện (đủ cho một căn nhà ba phòng trung bình trong một năm) và hạn chế tới 95% chất gây ô nhiễm không khí. 

Nhưng thật ra giấy không thể tái chế mãi, mà chỉ được khoảng 4-6 lần. Sau mỗi lần tái sản xuất, sợi tơ giấy sẽ ngắn và yếu đi. Trong quá trình sản xuất còn phải thêm vào bột giấy tinh khiết để duy trì độ chắc và chất lượng tơ giấy. Vậy nên chúng ta sẽ không bao giờ hoàn toàn không dùng tới tơ tinh khiết, cho dù tái chế bao nhiêu đi nữa. 

Điều này đặt ra câu hỏi về nguồn nguyên liệu cho cả bột giấy tái chế và tinh khiết. Thông thường, các nhà sản xuất lấy nguyên liệu thô từ thứ đã sử dụng rồi (giấy văn phòng, báo, tạp chí), giấy chưa qua sử dụng (phần thừa khi in, giấy loại bỏ sau khi gói, vận chuyện hàng) hay từ bột gỗ (chủ yếu là vật liệu thừa ở các doanh nghiệp chế biến gỗ). 

Còn bột gỗ ở đâu ra? Giấy tái chế có thể được sản xuất từ bột vụn của các cây bị đốn trong rừng già, hay từ những khu rừng không được quản lý bền vững; tiêu thụ những sản phẩm này sẽ gây hại cho môi trường hơn là những loại tốt. Tương tự, bột tinh khiết từ các khu rừng đơn loài có tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học và bể dự trữ cacbon. Đó là lý do ngày càng nhiều nhà sản xuất cố gắng có sản phẩm được chứng nhận bởi Hiệp Hội quản lý rừng bền vững (FSC). 

Bên cạnh đó còn có nhiều lo ngại về mặt sử dụng các hóa chất đối với giấy tái chế. Ngành công nghiệp này lại không mấy quan tâm tới những vấn đề này: một nghiên cứu của Đức năm 1993 cho biết, trong giấy tái chế có nhiều hơn tới 10-100 lần cặn bã kim loại độc hại so với giấy tinh khiết. 

Ngày nay nhiều giấy tái chế không được tẩy trắng hoặc dùng oxi thay cho clo để tẩy. Nhưng một lần nữa, chính nguồn gốc giấy vệ sinh của bạn quyết định cặn bã nào có thể có trong đó. 



Đồng tác giả cuốn sách “Cradle to Cradle” để cập đến việc loại bỏ rác thải, M.Braungart, nhà hóa học và là người sáng lập ra Cơ quan Cổ động Bảo vệ Môi trường (EPEA), đã lo lắng về việc sản xuất giấy vệ sinh tái chế thường bao gồm cả việc biến giấy văn phòng cấp cao thành giấy vệ sinh cuộn bằng hydrocacbon có gốc halogen (chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy – POPs). Những thành phần chìm này trong giấy vệ sinh tái chế không được biết đến rộng rãi. Hydrocacbon có gốc halogen là các hợp chất clo không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe mà còn làm nhiễm bẩn đường thoát nước. Bằng cách này hay cách khác, một khi các ống nước này được đốt làm nhiên liệu thì sẽ gây ra ô nhiễm lâu dài. 

Ở Anh, Nouvelle là nhãn hiệu hàng đầu về giấy vệ sinh tái chế, những hãng này thực ra thuộc sở hữu của Georgia Pacific – công ty bị xếp hạng bét theo khảo sát của WWF năm 2006. Công ty mẹ của Georgia Pacific, Koch Industries, theo tổ chức Người tiêu dùng đạo đức là một phần của đội tư vấn cho Tổng thống Mỹ Bush về việc phát triển “thuyết môi trường luận cho thế kỷ 21” mang tính bảo tồn – một kế hoạch bao gồm việc chặt xẻ nhiều gỗ hơn và xây nhiều đập thủy điện hơn. 

Có thể nói, giấy tái chế tốt cho môi trường hơn giấy tinh khiết vì 2 lý do: một là sẽ giảm số giấy đưa tới những nơi chôn lấp rác, và hai là việc sản xuất chúng ít gây hại cho môi trường hơn. Nếu bạn mua giấy tái chế nghĩa là bạn đang làm nên điều khác biệt. 

Nhưng rõ ràng không phải tất cả các loại giấy vệ sinh tái chế đều giống nhau. Mọi loại giấy đều có một tác động đển môi trường, dùng giấy vệ sinh tái chế là tốt nhưng không có nghĩa là nó sẽ xóa bỏ tất cả những lỗi lầm của bạn với môi trường – bạn chỉ làm được điều đó bằng cách cắt giảm sử dụng giấy. Hầu hết chúng ta đều dùng quá nhiều trong khi có thể điều chỉnh bằng nhiều lựa chọn khác.

(st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét