Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Lẫn lộn giấy ăn và giấy vệ sinh

Liên hệ: Mr. Lã Quang Bình (0168 572 2551 / Email: labinh1212@gmail.com)
Để có sản phẩm tốt bảo đảm sức khỏe và tiết kiệm.

Có một thực tế là hiện nay nhiều người dân bị lẫn lộn khi sử dụng giấy vệ sinh và giấy ăn. Các phân tích của chuyên gia ngành giấy sẽ giúp người dân hiểu và sử dụng giấy an toàn.

Tiêu chuẩn không có tính bắt buộc

Theo TS Đặng Văn Sơn, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật, Tổng Công ty Giấy Việt Nam, các loại giấy vệ sinh trên thị trường hiện nay khá đa dạng như giấy vệ sinh (toilet), giấy ăn (napkin), giấy lau mặt (facial), giấy lau bếp, lau đa năng (towel) rất ít. Trong đó, giấy vệ sinh chiếm 75% thị phần.

Hiện nay, nước ta đã có tiêu chuẩn cho giấy vệ sinh và giấy ăn. Nhưng các tiêu chuẩn trên không có tính bắt buộc. Về thành phần nguyên liệu thông thường bao gồm bột giấy mới chưa qua sử dụng, bột giấy khử mực và lề giấy vệ sinh, tức phần loại ra sau khi gia công thành phẩm giấy vệ sinh.

Phân tích kỹ hơn, một chuyên gia trong ngành giấy (xin giấu tên) cho hay, về nguyên tắc giấy ăn phải dùng nguyên liệu bột giấy sạch, tức bột mới sản xuất từ tre, gỗ... Trong quá trình sản xuất cho thêm hoá chất tăng độ bền ướt, chất làm mềm và màu. Các hoá chất này đều phải được phép sử dụng theo quy định quốc tế.

Yêu cầu của giấy ăn phải có độ bền ướt cao để khi dùng không bị nát giấy và bị bụi giấy bám vào da. Trường hợp dùng giấy này cho vào bồn cầu nguy cơ bị tắc hệ thống do giấy không tan nát ngay.

Đối với giấy vệ sinh, yêu cầu không khắt khe bằng giấy ăn, có thể sử dụng từ bột tái sinh, tức bột thu hồi từ giấy loại, tuy nhiên, phải qua giai đoạn xử lý loại bỏ hết các chất độn, màu, mực in, hoá chất tăng trắng... có trong giấy loại. Giấy vệ sinh không yêu cầu độ bền ướt cao, mà cần xốp và nhanh tan trong nước nhằm chống tắc bồn cầu.

Các loại giấy in, giấy viết khi sản xuất được cho nhiều chất độn, phẩm màu, tăng trắng, hoá chất... Trong quá trình thu gom cũng lẫn nhiều tạp chất bẩn, cát sạn. Vì vậy, người ta phải xử lý qua một hệ thống gọi là khử mực. Mục đích của quá trình khử là loại bỏ hết mực in, các tạp chất có trong giấy thu hồi và chỉ thu lại bột giấy là các xơ sợi xenlulô. Từ các xơ sợi sạch đó mới dùng sản xuất các loại giấy khác.

Quy trình khử mực được làm theo hướng, giấy loại được nghiền thủy lực đánh tơi, chuyển qua các hệ thống sàng lọc loại bỏ tạp chất, sau đó cô đặc, qua hệ thống phân tách và cho thêm các loại hoá chất vào loại bỏ hết mực in, tạp chất khác. Các bước cuối cùng là rửa sạch và cô đặc thành bột sạch.



Nguyên liệu lẫn tạp chất sản xuất giấy vệ sinh


TS Đặng Văn Sơn cho biết, trong cả nước, hiện có nhiều nhà máy nhỏ của tư nhân còn sử dụng các nguồn nguyên liệu tạp mà không qua quá trình tách loại để sản xuất giấy vệ sinh. Thậm chí, vì sử dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng nên các nhà máy này phải sử dụng nhiều chất tẩy, chất tăng trắng khi sản xuất giấy vệ sinh nên dễ gây dị ứng cho những người có làn da mẫn cảm với các thành phần hóa chất này.

Các chuyên gia phân tích thêm, các cơ sở nhỏ sản xuất giấy lộn không có xử lý mực in mà chỉ dùng chất tẩy có gốc Clo như hypocloritnatri giá rẻ, làm trắng bột. Trong khi hệ thống xử lý đơn giản không thể rửa sạch được tàn clo và các hợp chất hữu cơ clo sinh ra trong quá trình tẩy, mực in chứa chì vẫn tồn tại nên rất độc hại.

Hiện các nước trên thế giới người ta đã hạn chế sử dụng clo và các hợp chất clo để tẩy trắng, đặc biệt là cấm sử dụng clo phân tử. Các chất này có nguy cơ gây nên ung thư khi sử dụng. Thay vào đó, người ta khuyến khích dùng các chất tẩy trắng thân thiện môi trường như O2, H2O2...
(st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét